Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Vì sao ngày càng có nhiều virus mới đe dọa con người
Bùng nổ dân số, thay đổi khí hậu, tàn phá rừng là những nguyên nhân khiến nhân loại đối mặt với những loại virus mới nguy hiểm như Zika, MERS và SARS.

 


Virus Zika, Ebola, Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS), Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS), virus Nipah, virus Hendra, cúm gia cầm, cúm lợn là những dịch bệnh thu hút sự chú ý của quốc tế những năm gần đây. Trong vài thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự đột biến đáng báo động của những bệnh truyền nhiễm mới. Kể từ năm 1980, trung bình cứ mỗi ba năm con người lại đối mặt với tác nhân gây bệnh mới.

 

Người ta có thể lập luận rằng những dịch bệnh này thực ra không hề mới, chúng đã tồn tại trong xã hội loài người hàng thế kỷ nhưng gần đây mới được biết đến nhờ tiến bộ khoa học. Điều này chỉ đúng với một số trường hợp. Nói cách khác, các mầm bệnh mới đang thực sự gia tăng.

 

[Caption]

 

Một em bé bị bệnh đầu nhỏ do virus Zika. Ảnh: Mario Tama.

Giải thích cho hiện tượng này, The Huffinton Post đưa ra những lý do sau.




Bùng nổ dân số

 

Cụm từ "sinh nở như thỏ" có lẽ nên đổi thành "sinh nở như người" bởi không loài vật nào trên thế giới đọ được với con người về tốc độ sinh sản. Dân số càng phát triển, đất có sẵn càng ít lại và càng nhiều người phải sống trong môi trường đô thị đông đúc, điều kiện lý tưởng cho tác nhân bệnh tật xuất hiện và lây lan.




Du lịch phát triển

 

Những chuyến đi xa làm tăng nguy cơ lây nhiễm và vận chuyển mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.




Biến đổi khí hậu

 

Hàng loạt bệnh được truyền qua côn trùng bao gồm muỗi, ve và nhện. Chu kỳ sống của một vector gây bệnh phụ thuộc vào yếu tố khí hậu và khí hậu thay đổi giúp một số loài như muỗi phát triển mạnh. Nhiệt độ ấm rút ngắn thời gian ủ bệnh của virus, thúc đẩy quá trình trưởng thành của ấu trùng muỗi cũng như tăng tần suất ăn của muỗi trưởng thành. Từ đó, nhân loại dễ mắc các bệnh mà điển hình là Zika.

 

Nạn phá rừng

 

Chặt cây khiến đất trữ nước mưa, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi. Bệnh Lyme đang có xu hướng gia tăng bởi con người xâm lấn rừng. Virus Nipah là mầm bệnh mới được khám phá, gây quan ngại cho sức khỏe vì có thể nhanh chóng truyền từ động vật (như lợn) sang người rồi dẫn đến tử vong. 




Buôn bán động vật hoang dã và sản xuất thức ăn từ động vật

 

2/3 các bệnh mới đến từ động vật. Khi nhu cầu về thịt, da và những thú vui khác liên quan đến động vật tăng, nguy cơ nhiễm bệnh của chúng ta cũng tăng.

 

Càng vào rừng sâu để đánh bắt động vật, chúng ta càng nhiều khả năng đối mặt với những cá thể mang virus gây bệnh mới. Dù chưa hiểu chính xác con người đã tiếp xúc với Zika như thế nào, giới khoa học xác nhận virus này được phát hiện lần đầu tiên ở khỉ nâu.

 

Tồi tệ hơn, thú hoang dã bị chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc bị giết rất dã man, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển rồi tấn công con người. Đây chính là lý do khiến SARS bùng phát. Các nhà khoa học tin rằng virus SARS vốn có ở dơi ăn quả. Do quá trình buôn bán, dơi tiếp xúc với mèo ở Quảng Đông (Trung Quốc). SARS từ dơi chuyển qua mèo rồi truyền sang người. Bằng cách tạo ra những động vật ốm yếu, chúng ta tự đặt bản thân vào nguy hiểm. 

 

Bên cạnh đó, động vật chăn nuôi là môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. 

 

Mỗi khi một dịch bệnh mới bùng phát, chúng ta lại đi theo mô hình quen thuộc: hoảng sợ, tự hỏi tại sao điều này xảy ra, chạy đua để tạo ra thuốc mới, thở phào nhẹ nhõm khi dịch qua đi rồi tiếp tục những hành vi góp phần tạo nên bệnh tật. Đừng quên rằng thuốc và văcxin chỉ là biện pháp tạm thời. Đặc biệt, văcxin có thể thúc đẩy sự tiến hóa của virus dẫn đến những chủng kháng thuốc.

 

Trừ khi chúng ta có cái nhìn nghiêm khắc hơn về lối sống của mình, những căn bệnh mới vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện. Giống như lời tiến sĩ Dan Baush từ Trường Y tế công học và Y học Nhiệt đới Tulan (Mỹ) nói: "Cứ một virus được biết đến lại có hàng trăm loại chúng ta chưa thể xác định. Ở ngoài kia tồn tại rất nhiều bệnh tật". 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)

Các bài viết cũ:
    WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus Zika (02-02-2016)
    Cảnh báo mới về virus Zika (30-01-2016)
    Ăn quả mọng tốt cho sức khỏe nam giới (29-01-2016)
    Ăn gạo hỗ trợ, người bị nôn ói, heo lăn ra chết (28-01-2016)
    TQ: Bệnh ung thư cướp đi sinh mạng 7.500 người mỗi ngày (27-01-2016)
    1 lon Coca Cola đã làm gì với cơ thể bạn trong 1 giờ? (24-01-2016)
    Em bé được mang thai hộ đầu tiên ở Việt Nam chào đời (22-01-2016)
    10 cách giữ cho thận khỏe mạnh (20-01-2016)
    Cảnh giác với món "khoái khẩu" có thể gây ung thư và đột quỵ  (17-01-2016)
    Những sai lầm khi ăn bưởi huỷ hoại sức khoẻ của bạn (15-01-2016)
    Những thói quen nấu ăn dễ gây ung thư (12-01-2016)
    Ngủ trưa thế nào là tốt? (09-01-2016)
    Viên dầu cá Omega-3 ăn thủng tấm xốp (07-01-2016)
    Vén màn bí ẩn về 'giác quan thứ sáu' của con người (01-01-2016)
    Bí quyết chăm sóc từng bộ phận trên cơ thể (30-12-2015)
    Giải rượu - Những loại quả ăn vào sẽ tỉnh ngay tức khắc (28-12-2015)
    Tự 'đầu độc' mình: Dân hoảng, Bộ trưởng lạnh người (23-12-2015)
    Thực phẩm bạn nên tránh ăn sau tuổi 35 (19-12-2015)
    Áp dụng ngay 5 cách này để giảm stress (17-12-2015)
    Chữa ho, đơn giản và hiệu quả tại nhà (13-12-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153036321.